QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÀNH TRÚC THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO?

You are currently viewing QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÀNH TRÚC THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO?

Để sản xuất mành trúc che nắng, mành tăm trang trí chất lượng cao, xưởng sản xuất cần tuân theo quy trình chuẩn và không được bỏ qua bất cứ công đoạn nào. Hãy cùng Dương Vũ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ cách làm ra mành trúc thực tế như thế nào nhé! 

1. Chọn lựa nguyên liệu

Hiện nay, tại miền Bắc, mành bằng chất liệu trúc ngày càng phổ biến và thay thế cho chất liệu tre, tầm vông, lồ ô bởi nó có những đặc điểm nổi trội như: 

  • Cây trúc chỉ trồng được ở vùng núi cao từ 500 – 1400m so với mực nước biển và thường trồng thành rừng hoặc vùng nhỏ. Nó có sức sống mạnh mẽ và ít bị sâu bệnh dù sống trong điều kiện khắc nghiệt. 
  • Trúc được trồng nhiều ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang. 
  • Thân trúc thẳng, tròn và óng. Nếu biết cách xử lý, nó sẽ có màu vàng tự nhiên rất đẹp. Phần thịt bên trong của trúc mịn, có màu trắng và dẻo dai, chắc chắn để tạo thành các nan đều. 
  • Cây trúc từ 3 – 4 năm tuổi là có thể khai thác và đưa đến xưởng để bắt đầu quá trình xử lý và sản xuất mành trúc. 
  • Nếu xử lý tốt thì mành trúc có thể sử dụng tốt tới 10 – 15 năm. 

Còn tại miền nam, cây nứa được ứng dụng nhiều làm mành rèm hơn. Nứa có đặc điểm là vách thân mỏng hơn trúc, dễ bị gãy hơn và màu sắc cũng như bề mặt không mịn và nhẵn. Do vậy, cây nứa thường làm thành các loại rèm trang trí, tuổi thọ chỉ từ 3 – 5 năm. 

2. Xử lý nguyên liệu

Bước tiếp theo là xử lý nguyên liệu đầu vào. Đây là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình sản xuất.

Đầu tiên là công đoạn tạo nan: Người thợ sẽ chẻ thân trúc thành các nan có kích thước đều nhau và vót thật nhẵn. Phần vỏ cũng được cạo tinh. Điều này sẽ giúp bề mặt mành nhẵn mịn và màu sơn bám tốt, khó phai ở bước sau này. 

Tiếp theo là bước xử lý chống mối mọt: Thông thường sẽ có các cách chống mối mọt cho tre trúc gồm: 

  • Ngâm trong dung dịch hóa chất 
  • Ngâm bùn
  • Ngâm vôi
  • Hun khói và sấy khô
xử lý mối mọt tre trúc
Xử lý chống mối mọt là công đoạn vô cùng quan trọng

Tuy nhiên, 2 phương pháp được Dương Vũ áp dụng chính là ngâm công nghiệp và ngâm vôi. 

Bởi với phương pháp ngâm bùn, nó thường kéo dài ít nhất từ 3 – 6 tháng, tốn rất nhiều thời gian để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Khi vớt tre trúc lên, màu sắc của thân trúc sẽ biến thành nâu đen và bạn phải tiếp tục phơi dưới nắng. Như vậy khi tạo thành mành rèm thì không đáp ứng được tính thẩm mỹ. 

Còn với phương pháp hun khói và sấy khô, nhiệt và khói từ lò đốt sẽ ép toàn bộ phần nước ở thân tre trúc ra ngoài. Bên cạnh đó, mùi khói cũng là cách ngưng sự phá hoại của mối mọt. Phương pháp này thường chỉ sử dụng ở quy mô xưởng lớn, thời gian hun sấy nhanh chóng nhưng nhược điểm là nan trúc cũng sẽ bị biến màu thành đen. 

Với cách xử lý mối mọt bằng hóa chất, các nan trúc sẽ ngâm trong bể chứa có hóa chất chuyên dụng trong thời gian từ 1 – 2 tuần. Sau đó chúng sẽ được vớt ra và sấy khô. Ưu điểm của phương pháp này là nan trúc sẽ có màu vàng tự nhiên rất đẹp mắt và độ bền cao. 

Còn với cách cuối cùng chính là ngâm vôi. Cách này được làng nghề Vân Lũng áp dụng nhiều đời nay. Nó có ưu điểm nổi bật là an toàn, tự nhiên và có khả năng chống mối mọt cực tốt. Sau khi ngâm, màu sắc các nan tre trúc cũng không bị biến đổi. 

Bước tiếp theo của công đoạn xử lý nguyên liệu chính là phơi khô: Các nan sẽ được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời từ 2 – 3 giờ để không còn nước trên vật liệu. 

mành trúc che nắng giá tốt

3. Đan dây dù

Các loại mành nứa thường sử dụng dây cước thay vì dây dù. Đó cũng là lý do độ bền và giá thành mành trúc cao hơn. Dây dù phải là loại dây cường lực thì nó mới có thể giữ các nan đều và chắc dưới mọi điều kiện thời tiết như nắng, mưa, gió bão.

Đầu tiên, người nghệ nhân sẽ sắp xếp các nan theo chiều ngang và cố định chúng với nhau bởi dây dù theo chiều dọc. Thông thường, để đạt độ chắc chắn, 1m mành được đan sẽ phải buộc khoảng 4 lần dây. 

Có hai cách đan chính là đan tay và đan bằng máy. Đan bằng máy sẽ nhanh hơn và đáp ứng số lượng lớn mành thành phẩm. Tuy nhiên, theo lời các nghệ nhân lâu năm, nếu đan bằng tay sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và bền chặt hơn. 

Dây dù cường lực giúp cố định các nan lại và giúp mành chịu lực tốt

4. Sơn bảo vệ

Sau khi mành đã được đan đều đẹp, không bị xô lệch và chịu lực tốt, bước cuối cùng chính là sơn bảo vệ. Các màu sắc được ưa chuộng nhất thường là màu “cánh gián”, màu da bò và nâu gụ. Những màu sắc này thường phù hợp với không gian kiến trúc tại Việt Nam và không quá sặc sỡ, tạo sự thoải mái khi nhìn vào. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể yêu cầu xưởng sơn màu sắc mà mình yêu thích.

Ngày nay, theo xu hướng, các loại mành vẽ sơn acrylic cũng rất được ưa chuộng. 

Để lớp sơn đẹp, đòi hỏi rất nhiều vào tay nghề của người thợ. Lớp sơn phải mịn, đều màu và không có cảm giác khó chịu, lợn cợn khi chạm vào. Sau khi lớp sơn đầu tiên đã khô thì lớp thứ 2 sẽ được phủ lên để màu đẹp và có khả năng bảo vệ cao hơn. 

Tiếp theo, chúng tôi sẽ phủ thêm lớp sơn bóng để tăng vẻ đẹp của mành. Nó cũng giúp tăng độ bền của sản phẩm. 

sơn mành trúc
Lớp sơn bảo vệ bền đẹp dù sử dụng ngoài trời

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hình dung phần nào về quy trình tạo ra loại mành trúc chất lượng cao. Từ đó, bạn có thể yên tâm về cam kết của đơn vị sản xuất về độ bền của sản phẩm. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 

Trân trọng cảm ơn!