Cây trúc là loài cây hiếm có trong tự nhiên được dùng để làm mành trúc, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo cho nội thất. Hãy cùng Dương Vũ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về đặc điểm các loại trúc hiện nay nhé.
1. Đặc điểm sinh thái của cây trúc
Cây trúc là một chi của cây tre. Chúng có nguồn gốc ở châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam nhưng hiện nay nó đã lan rộng ở các khu vực khác trên thế giới.
Trúc ưa khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Một số loài thậm chí còn chịu lạnh và có khả năng sống sót dưới thời tiết âm độ. Khả năng chịu đựng của cây trúc đối với thời tiết kém lý tưởng là đặc điểm nổi bật của nó.
- Thân
Thân mọc thẳng có các đốt cách nhau. Phía bên trong thân là phần ruột rỗng và có đường kính từ 2 – 5cm. Thân có chiều cao từ từ 4 – 7m, với nhiều giống phát triển còn cao tới 30m.
- Lá
Lá của trúc cũng giống như lá của tre nhưng ngắn và thon hơn. Lá thân chính thường rụng sớm. Phần viền lá có những gai nhỏ nhám khi chúng ta chạm vào. Phiến lá dày và có vân chéo nhưng không rõ.
- Hoa
Hoa thường có màu trắng và vàng. Nó thường mọc thành chùm với các bông nhỏ tụ lại. Hoa mọc ra từ những cành ngoài cùng của cây. Tuy nhiên bạn sẽ ít khi thấy hoa trúc.
- Rễ
Trúc thuộc giống cây thân thảo nên rễ của trúc là rễ chùm và có độ bám dính vào đất cực kì tốt. Rễ trúc rất nhiều và có rất nhiều mao hút nên có thể sống ở hầu hết mọi nơi, chịu hạn rất tốt.
2. Những loại trúc phổ biến hiện nay
Trúc có nhiều chủng loại trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, đây là những loại thường gặp nhất.
Cây trúc mây:
Là loại cây trúc làm cảnh thường gặp, nó còn được gọi là cây trúc xanh. Trúc mây khá phổ biến tại Nhật Bản và một số tỉnh ở Trung Quốc.
- Đặc điểm hình thái: Cây trúc mây khá thấp, chỉ cao từ 1-2m. Cây phát triển thành bụi, thân mỏng và có các đốt đều nhau. Lá trúc dài từ 10 – 20cm và thưa, dạng chân vịt và mọc rất xanh.
Người ta thường để trúc cây làm cảnh vì nó vừa có tác dụng thanh lọc không khí, vừa đem lại ý nghĩa về mặt phong thủy, đem lại may mắn cho gia chủ.
- Phân bố: Trúc mây khá dễ trồng và dễ tìm tại các nơi bán cây xanh.
- Ứng dụng: trồng vào các chậu để trang trí trong nhà.
Cây trúc phật bà – trúc quan âm:
Loại cây này còn được gọi là trúc đùi gà, tre ống điếu, tên khoa học là Bambusa ventricosa.
- Đặc điểm hình thái: Cây trúc Phật có hình dáng khá đặc biệt. Cây có chiều cao từ 1 – 3m, một số cây có thể cao tới 10m. Thân cây thường cong, gồm nhiều đốt và thường có hình giống đùi gà. Phần vòng đốt thường nhô lên và ngả từ xanh sang màu vàng. Lá cây có đầu nhọn mũi giáo, dài 12 – 21 cm, rộng 1 – 2cm. Mo thân có tai phát triển, lá mo hình mác, đầu nhọn, gốc hình trái tim. Cây phát triển tốt ở ngoài trời nên được trồng trong sân, ngoài cổng làm cảnh.
- Phân bố: Tại Việt Nam, trúc phật bà được trồng tại các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thái Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Hưng, Thừa Thiên Huế.
- Ứng dụng: Trồng làm cảnh ở sân vườn.
Cây trúc sào:
Có tên khoa học là Phyllostachys edulis. Cây còn có tên khác là trúc Cao Bằng.
- Đặc điểm hình thái: Trúc sào thường mọc thưa, cách nhau từ 0.5 – 1m. Cây có chiều cao từ 15 – 20m, mọc tươi tốt dù trong thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi. Thân mọc thẳng, có lông mềm ở ngoài. Nó sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng khi già. Các lóng dài tới 40m và thường dài dần lên phía ngọn cây. Bề dày vách khoảng 1cm, vòng thân không rõ, thấp hơn vòng mo hay nổi lên ở các thân nhỏ. Cành trúc nhỏ chỉ từ 2-4 lá, lông mi miệng bẹ tồn tại và dễ rụng. Phiến lá khá nhỏ, mỏng, hình lưỡi mác, dài 4–11 cm, rộng 0.5-1.2 cm, mặt dưới có lông mềm trên gân chính. Hoa trúc sào dạng bông, dài tới 7cm.
- Phân bố: Cây trúc sào trồng nhiều nhất ở tỉnh Cao Bằng, Hà Giang.
- Ứng dụng: Vì có ưu điểm về mặt sinh học nên cây trúc sào dùng để làm mành trúc, các đồ thủ công mỹ nghệ khác.
Cây trúc vuông:
Có tên khoa học là Chimonobambusa quadrangularis, thuộc họ Hòa thảo. Đây là loài cây bị khai thác thường xuyên nhưng phân bố ít, chưa được gây trồng nên thuộc vào loại quý hiếm.
- Đặc điểm hình thái: Trúc vuông là loại tre mọc tản, có chiều cao từ 3 – 7m, rộng từ 1- 4cm, giống dài từ 8 – 20cm, có vách dày. Thân cây nhỏ và vuông hoặc gần vuông. Cành ít, lá nhỏ và mọc tại các vùng núi cao tại khu vực phía Bắc.
- Phân bố: tỉnh Bắc Kạn và một số khu vực tại Cao Bằng. Loài cây này nên được gây giống và phát triển để tránh bị tuyệt chủng.
- Ứng dụng: Làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Cây trúc quân tử:
Là loại trúc khá phổ biến ở Việt Nam, có tên khoa học là Bambusa multiplex. Đây là cây trúc thể hiện cho sự cao quý, hình ảnh tiêu biểu cho những người quân tử trong văn hóa Việt Nam và châu Á.
- Đặc điểm hình thái: Cây trúc mọc cong, thành các bụi thưa, nhánh mềm. Thân thường có màu vàng, có lá dạng dài.
- Phân bố: đồng bằng và trung du.
- Ứng dụng: Trồng trang trí ngoài trời.
Cây trúc đen:
Trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra, là một loài thực vật trong chi Trúc, họ Hòa thảo. Đây cũng là loài cây hiếm và cần nhân giống.
- Đặc điểm hình thái: Cây thân ngầm mọc tản có độ cao phổ biến 5 – 7m. Thân có đường kính 2 – 4cm. Mỗi mắt thường có 2 cành, một là cành lớn, một cành nhỏ. Thân có màu tím đen tới đen bóng. Lá cây có đầu nhọn, thuôn dài khoảng 10cm. Sinh sản bằng thân rễ, mùa măng vào mùa xuân, khoảng tháng 2 đến tháng 5 hàng năm.
- Phân bố: Trúc đen mọc ở các vùng núi cao trên 1.300 m, gần khe suối, nơi có độ ẩm cao. Như Sa Pa (Lào Cai), huyện Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), Hoàng Su Phì, miền Nam Việt Nam và phía nam sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
- Ứng dụng: Được trồng làm cảnh.
Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn những một số loài trúc nổi bật ở Việt Nam. Mỗi loài đều có đặc điểm và ứng dụng riêng. Chúng ta cần phải bảo tồn các loài trúc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trúc không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà còn là loại chất liệu tạo ra sản phẩm mành trúc chất lượng cao cấp.